Môi Trường

Men vi sinh kỵ khí xử lý nước thải chế biến cao su

Đăng bởi admin - 10:36 13/09/2024
Nước thải cao su có hàm lượng các hợp chất hữu cơ phân hủy cao như acid acetic, đường, protein, chất béo… Đặc biệt là các chỉ số COD, BOD và Nitơ rất cao. Ngoài ra vấn đề mùi hôi do tạo thành mercapta và H2S cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Để giải quyết vấn đề trên, đòi hỏi các nhà máy chế biến cao su phải có một hệ thống xử lý nước thải cao su hợp lý để xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường, hoặc tái sử dụng lại nguồn nước sau xử lý cho các mục đích khác

Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến cao su

Trong quá trình chế biến mủ cao su, nước thải phát sinh chủ yếu từ các công đoạn sau:
  • Dây chuyền chế biến mủ ly tâm: nước thải phát sinh từ quá trình ly tâm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
  • Dây chuyền chế biến mủ nước: nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
  • Dây chuyền chế biến mủ tạp: Đây là dây chuyền sản xuất tiêu hao nhiều nước nhất trong các dây chuyền chế biến mủ. Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm, rửa mù tạp, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng.
Mủ cao su
Hình 1. Mủ cao su

Quy trình xử lý nước thải cao su

Xử lý nước thải chế biến mủ cao su
Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su

Ứng dụng phương pháp sinh học

Sử dụng vi sinh vật để xử lý nước thải cao su. Có hai phương pháp chính là sinh học kỵ khí và sinh học hiếu khí. Sinh học kỵ khí sử dụng vi sinh vật trong môi trường không có oxy để phân hủy chất hữu cơ trong nước thải. Sinh học hiếu khí sử dụng vi sinh vật trong môi trường có oxy để phân hủy các chất hữu cơ.
Các phương pháp này có thể được kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả xử lý tốt nhất cho nước thải cao su, phù hợp với điều kiện cụ thể của nguồn nước thải và yêu cầu môi trường.

Quy trình xử lý sinh học kỵ khí 

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí bao gồm 2 quá trình xử lý là phân huỷ sinh học hữu cơ và vô cơ các phần tử trong điều kiện KHÔNG CÓ OXY PHÂN TỬ BỞI CÁC VI SINH VẬT KỴ KHÍ.  Cuối cùng, sản phẩm tạo ra sẽ gồm CH4, CO2, N2, H2,… Và trong số đó, CH4(metan) chiếm tới 65%.
Các giai đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí:
Quá trình xử lý nước thải kỵ khí cũng có thể mô tả dưới dạng:
(CHO)nNS → CO2 +H2O + CH4 + NH4 + H2 + H2S + tế bào vi sinh.
Quá trình xử lý kỵ khí trong điều kiện nhân tạo có thể được áp dụng để xử lý các loại cặn bã chất thải công nghiệp có hàm lượng chất bẩn hữu cơ cao BOD 10-30(g/l).
Quá trình phân hủy kỵ khí nước thải hoặc chất bẩn là quá trình diễn ra hàng loạt các phản ứng sinh hóa phức tạp và có thể họp thành 4 giai đoạn, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy các chất thải hữu cơ như sau:
  • Thủy Phân polymer
  • Lên men các amino axit và đường
  • Phân hủy kị khí các axit béo mạch dài và rượu
  •  Phân hủy kị khí các axit béo dễ bay hơi
  • Hình thành khí methane từ axit acetic
  • Hình thành khí methane từ CO2 và Hydrogen.

Bể kỵ khí trong xử lý nước thải

Bể UASB, bể sinh học kỵ khí trong xử lý nước thải: Phạm vi áp dụng bể kỵ khí sinh học được ứng dụng hầu hết cho tất cả các doanh nghiệp chứa các loại nước thải có nồng độ COD từ trung bình đến cao.
Bể sinh học kỵ khí UASB trong nước thải là loại hình được sử dụng phổ biến nhất khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Bể UASB còn được gọi là bể kỵ khí lớp bùn chảy ngược dòng. Do nước thải sẽ được di chuyển từ đáy bể thông qua hệ thống phân phối dòng vào và đi qua lớp bùn vi sinh kỵ khí lơ lửng rồi xử lý. Bùn sau đó sẽ được lắng xuống tách hoàn toàn khí.

Vi sinh vật kỵ khí trong xử lý nước thải

Phương pháp xử lý nước thải sinh học kỵ khí chính là dựa vào quá trình các vi sinh vật hoạt động (vi khuẩn dị dưỡng hoại sinh có trong nước thải).
Các vi sinh vật này sử dụng các chất HC (hữu cơ) có trong nước thải và các loại khoáng chất khác để làm nguồn dưỡng cho hoạt động sống của chúng. Đồng thời các chất HC này sẽ được phân giải thành hợp chất vô cơ đơn giản. Mục đích của quá trình này là khử BOD và COD.

MEN VI SINH KỴ KHÍ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU – EWT UB-107

Có sự kết hợp của các khoáng chất sinh học và chất kích thích sinh học nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy kỵ khí. Bao gồm các chủng vi sinh được chọn lọc nhằm làm tăng lượng sinh khối bổ trợ cho quá trình phân hủy kỵ khí. Bao gồm các loại vi sinh kỵ khí và vi sinh tùy nghi, giúp hỗ trợ việc phân hủy các hợp chất hữu cơ, vô cơ có trong nước thải.

Lợi ích mang lại khi sử dụng EWT UB-107

  • Giảm đáng kể lượng dầu mỡ, các axit béo
  • Giảm vi khuẩn dạng sợi
  • Tạo và duy trì sinh khối vi khuẩn có lợi
  • Giảm lượng bùn phát sinh
  • Giảm đáng kể lượng COD trong nước thải
  • Kiểm soát chất tạo bọt
  • Tái sử dụng năng lượng từ biogas
  • Phân hủy các chất hữu cơ phức tạp
  • Giảm H2S
  • Thúc đẩy quá trình sinh khí CHA
Có bổ sung enzyme hoạt tính, giúp tăng cường khả năng hạn chế vi khuẩn dạng sợi. Sản phẩm là sự kết hợp của hàng tỉ vi sinh tùy nghi và vi sinh kị khí được phân lập đặc biệt để xử lý dầu, mỡ động vật và các hợp chất ô nhiễm trong nước thải. Các enzyme  hoạt tính mạnh trong sản phẩm sẽ tăng cường và thúc đẩy quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nươc thải tạo thành CH4 , CO2 và nước.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT FRESHLAB
Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM
Hotline: 0939 557 155 – 0796 155 955 – 0931 791 133 – 0932 993 977
Email: info@freshlab.com.vn