Nội dung chính
Nước thải giết mổ gia súc, gia cầm xử lý thế nào cho triệt để?
Mặc dù nắm rõ đặc tính nước thải và các chỉ tiêu cần đáp ứng cũng như phương pháp xử lý nước thải. Tuy nhiên nhiều đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc, gia cầm vẫn gặp khó khăn khi hàm lượng chất độc hại sau xử lý vẫn còn trong nước thải, không đáp ứng tiêu chuẩn nước thải đầu ra.
Nước thải, chất thải ở các khu vực giết mổ chui thường xả thẳng vào môi trường như ao, hồ, sông, suối…. gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân xung quanh. Lượng chất thải này có thể gây ra nhiều dịch bệnh, ký sinh trùng bám vào sản phẩm giết mổ, gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.
Vì thế, những lò giết mổ hay những doanh nghiệp chuyên về các sản phẩm thịt gia súc cần có một quy trình xử lý nước thải đúng cách, phù hợp với quy mô để tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như sức khỏe của con người.
Phương pháp xử lý nước thải giết mổ gia súc
Có 3 phương pháp cơ bản trong xử lý nước thải giết mổ gia súc.
Xử lý nước thải giết mổ gia súc bằng phương pháp vật lý
Trong nước thải giết mổ thường có nhiều chất rắn lơ lửng khó tan. Thành phần này chủ yếu đến từ thịt, da, lông, mỡ máu… Các chất rắn này cần phải tách trước khi vào hệ thống xử lý nước. Các thành phần này phân hủy rất chậm nên khi vào bể sinh học nó sẽ làm giảm hiệu suất xử lý nước. Ngày nay các lưới lọc siêu mịn đã ra đời nên có thể áp dụng để tránh gây khó cho hệ thống.
Xử lý nước thải gia súc bằng phương pháp xử lý hóa học và hóa lý
Tùy vào tỉ lệ BOD/COD của nước thải mà có nên áp dụng phương pháp hóa lý hay không. Nếu tỉ lệ BOD/COD thấp hơn 0.5 thì nên áp dụng bể hóa lý. Các đơn vị thường ít chọn phương pháp này vì nó làm tăng chi phí vận hành và xử lý bùn nguy hại. Tính chất nước thải này có thể chạy keo tụ tạo bông, nên nếu cần có thể áp dụng.
Xử lý BOD, COD, TSS nước thải giết mổ gia súc
Xử lý BOD, COD, TSS nước thải giết mổ gia súc được thực hiện chủ yếu trong bể hiếu khí và kỵ khí. Được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như H2S, Sunfit, amoni, Nito… dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm. Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất để làm thức ăn.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc
Xử lý nước thải giết mổ gia súc cần có một quy trình khoa học và phù hợp để tránh tình trạng tắc nghẽn. Cần có bể tiếp nhận bằng lưới hoặc song chắn rác để nước thải đi qua hố và thu vào bể điều hòa.
Tiền xử lý
Tiền xử lý là bước thứ nhất trong quy trình xử lý nước thải giết mổ giúp loại bỏ các chất rắn, dầu, chất béo ra khỏi nước thải để áp dụng các phương pháp xử lý phía sau cho hiệu quả. Cụ thể là:
- Loại bỏ chất rắn có trong nước thải: Đây là công việc đầu tiên cần làm. Sử dụng các thiết bị tách cặn có kích thước lỗ tương ứng là 10 mm và 4 mm để loại bỏ các loại chất rắn có kích thước lớn nhỏ khác nhau.
- Tách dầu mỡ ra khỏi nước thải: Sử dụng bể tách mỡ để tách dầu và mỡ ra khỏi nước trước khi xử lý sinh học do nhu cầu oxy cao của chúng. Tuyển nổi cũng là một phương pháp hữu hiệu để tách dầu mỡ.
Công nghệ xử lý nước thải giết mổ gia súc
Xử lý kỵ khí
Các thành phần Protein, chất béo, máu… là những hợp chất hữu cơ cao phân tử. Nên để xử lý nó phải trải qua nhiều giai đoạn trong đó giai đoạn đầu tiên là thủy phân cắt mạch. Chính vì vậy mà bể kỵ khí được áp dụng để thực hiện công việc này. Trong bể kỵ khí các hợp chất cao phân tử sẽ chuyển thành axit béo bay hơi, CO2, Axit amin… Và quan trọng sản phẩm cuối cùng của bể kỵ khí là khí Metan. Nếu bể kỵ khí có lượng Metan cao là bể hoạt động tốt, còn nếu có mùi hôi thì bể chưa tốt.
Phương pháp kỵ khí sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có oxy. Vi sinh kỵ khí EWT UB-107 giúp phân hủy các chất hữu cơ phức tạp, tăng 33% lượng khí Metan được tạo ra. tăng khả năng lắng của bùn sau xử lý, giảm đáng kể khí H2S, NH3.