Chăn nuôi

Chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn

Đăng bởi admin - 10:37 25/09/2024
Hoạt động chăn nuôi quy mô lớn ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, các trang trại cũng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Do đó, cần phải có phương pháp xử lý đảm bảo về chất lượng, môi trường và tiết kiệm chi phí để thúc đầy kinh tế ngày càng bền vững hơn nữa. Một trong các giải pháp đã và đang được xây dựng hiện này là chăn nuôi theo hướng tuần hoàn.

Chăn nuôi theo hướng tuần hoàn là gì?

Chăn nuôi tuần hoàn
Hình 2. Nông nghiệp tuần hoàn. Ảnh. Hoanduong
Theo định hướng kinh tế tuần hoàn, chăn nuôi phải gắn với trồng trọt và các ngành khác để hình thành chuỗi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp là nguồn tài nguyên quý cần khai thác hiệu quả. Việc xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Chăn nuôi tuần hoàn là hoạt động sản xuất không chất thải, không phế phẩm; ứng dụng kỹ thuật truyền thống và những tiến bộ khoa học để xử lý phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất thành giá trị hữu ích, góp phần bảo vệ và tái sinh môi trường chăn nuôi.
Một số yêu cầu đối với ngành chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn bao gồm: Hoạt động chăn nuôi cần tạo ra hiệu quả kinh tế, giảm phát thải; phải có chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư; Kết nối được các mô hình kinh tế tuần hoàn trong chuỗi giá trị nông sản; phải có công cụ đánh giá việc sử dụng, xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp…

Giải pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi tuần hoàn

Giải pháp căn cơ để xử lý ô nhiễm môi trường trong hoạt động của các trang trại lợn là phải phát triển chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn, ưu tiên nguồn lực cho các doanh nghiệp chăn nuôi xây dựng liên kết chuỗi, có công nghệ xử lý môi trường, tái chế chất thải phục vụ lại cho trồng trọt. Đồng thời, các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho chủ trang trại, cơ sở chăn nuôi, nhằm tạo chuyển biến rõ nét về việc tuân thủ pháp luật, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Triển khai các dự án ưu tiên như sản xuất phân hữu cơ từ chất thải chăn nuôi, nuôi côn trùng xử lý chất thải chăn nuôi, sản xuất khí sinh học từ chất thải chăn nuôi lợn.

Phế, phụ phẩm chăn nuôi là nguồn tài nguyên tái tạo

Phân chuồng có các tác dụng như cung cấp các dưỡng chất cần thiết như chất khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng; cung cấp chất mùn hữu cơ để tăng độ phì nhiêu của đất; hỗ trợ và kích thích sự phát triển của hệ vi sinh vật hữu ích; giữ ẩm cho đất; tạo ra môi trường sống tốt giúp các sinh vật hữu ích phát triển (giun đất, các vi sinh vật có lợi…).

Biogas hay bioga, khí sinh học là một hỗn hợp khí có thành phần chính là methane, cacbonic và một số thành phần khác. Khí biogas có thể xuất hiện ở điều kiện tự nhiên, tại các ao hồ, hay những nơi kín khí, loại khí này cũng được sản xuất bằng khá ủ kín các loại chất thải hữu cơ trong chăn nuôi hoặc hoạt động sản xuất khác.

Để tạo thành khí sinh học, cần trải qua quá trình ủ với các nguồn nguyên liệu là chất thải trong chăn nuôi, rác thải sinh hoạt. Khí biogas có thể bắt lửa, đây chính là nguồn khí đốt phục vụ cho hoạt động chế biến thực phẩm của bà con. Đồng thời nguồn năng lượng này còn có thể biến đổi thành điện năng sử dụng để chiếu sáng, chạy các thiết bị điện.

Khí biogas có độc hay không?
Hình 1. Quá trình tạo khí. Ảnh: biogasviet

Phương pháp xử lý môi trường trong chăn nuôi tuần hoàn

Hiện có 5 biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi theo hướng kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng:

  • Xử lý chất thải chăn nuôi để sản xuất năng lượng sạch và phân bón hữu cơ.
  • Sử dụng đệm lót sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi và nguồn đệm lót sau xử lý dùng để bón cho cây trồng.
  • Ủ phân làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón.
  •  Công nghệ vi sinh: sử dụng chế phẩm vi sinh trong xử lý chất thảikhử mùi trong chăn nuôi.
  • Chăn nuôi các loại côn trùng ăn chất thải chăn nuôi như trùn quế, ruồi lính đen hiện nay ở nhiều địa phương đã mang lại lợi ích kép cho người chăn nuôi thu được nguồn đạm từ côn trùng phục vụ cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Chăn nuôi theo mô hình tuần hoàn không chỉ nâng cao về giá trị, gia tăng lợi nhuận cho chăn nuôi, tận dụng tối đa các phế phẩm mà còn giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường chăn nuôi…

Có thể thấy đây một xu thế tất yếu để ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, nguồn tài nguyên dần hạn hẹp và nguy cơ ô nhiễm môi trường chăn nuôi vẫn hiện hữu.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT FRESHLAB

Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

Hotline: 0939 557 155 – 0796 155 955 – 0931 791 133 – 0932 993 977

Email: info@freshlab.com.vn – sales@freshlab.com.vn

Fanpage: FRESHLAB – GIẢI PHÁP VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI