Chăn nuôi

Quy trình ủ phân chuồng

Đăng bởi FRESHLAB - 11:50 25/09/2024

Vì sao không sử dụng phân tươi để bón cây

Phân chuồng là phân của các loài động vật cần được thu gom tập trung lại một chỗ. Nếu sử dụng phân tươi hoặc phân khô chưa ủ hoai để bón cho cây thì không tốt. Vì nó còn chứa nhiều nấm bệnh, vi sinh vật có hại cho cây trồng.
Hiện nay có nhiều cách để ủ phân như ủ kín hoặc ủ hở, phân nên được gom lại một chỗ để ủ.
  • Ủ kín: lấp thành đống phân cao từ 1 – 2 mét trát kín bùn.
  • Ủ hở: gom phân lại một chỗ để lâu ngày cho phân tự hoai mục.
  • Có một cách phổ biến hiện nay là dùng các loại chế phẩm lên men vi sinh (các loại vi khuẩn có ích). Trộn chung với phân động vật giúp đẩy nhanh quá trình ủ hoai phân chuồng.
Quy trình ủ phân chuồng
Hình 1. Phân chuồng. Ảnh: Thetealab

Quy trình ủ phân hữu cơ từ phân chuồng

Nguyên liệu ủ phân

Phân tươi/khô của các loại gia súc gia cầm như: heo, gà, vịt, dê, bò,…
Bã thực vật:. Xác bã mía, vỏ cà phê, cỏ đậu phụng, rơm rạ, cỏ, lục bình, thân lá cây bắp,… đã được phơi khô.
Chất độn: Chất độn chuồng, chất thải hầm biogas, than bùn, bùn đáy ao cá

Chế phẩm vi sinh ủ phân chuồng

Chế phẩm vi sinh BAC CS-1401 – là chế phẩm được nhập khẩu từ Mỹ.
Chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật, bao gồm: vi sinh Bacillus megaterium, Bacillus amyloliquefaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis, and Bacilluspumilus,.. và các enzyme, khoáng chất, dinh dưỡng,… với mật độ vi sinh vật hữu ích mỗi loại đạt ≥ 10^9 CFU/gam sản phẩm.
Chế phẩm có tác dụng phân hủy nguyên liệu hữu cơ, lên men khử mùi giúp xử lý nhanh phụ phẩm trồng trọt thành phân bón hữu cơ.

Quy trình ủ phân chuồng

Vị trí ủ:

Vị trí chứa hoặc ủ phân hữu cơ phải cách nơi sản xuất ít nhất 10m, cách khu vực vùng nước mặt ít nhất 25 m.

Xây dựng khu vực ủ: Xây dựng nền ủ phải cao hơn mặt đất bình thường là 0,1m và tráng xi măng, xung quanh xây tường gạch tô xi măng, đậy kín bằng bạt. Khu vực ủ bằng phẳng, hoặc có độ dốc vừa phải để tránh chảy phân, thất thoát phân và gây ô nhiễm môi trường.

Bước 1 – Chuẩn bị nguyên liệu:

Phụ phẩm còn tươi nhanh phân huỷ hơn khi để khô. Nếu phế phụ phẩm ở dạng khô, khó phân hủy (rơm rạ khô, thân lá ngô khô, cành lá khô) nên trộn vôi bột với nguyên liệu hoặc hòa vôi bột với nước sạch tưới đều lên nguyên liệu; đánh đống, ủ trong thời gian 1 – 2 ngày để nguyên liệu hữu cơ mềm ra trước khi phối trộn các nguyên liệu khác. Nếu nguyên liệu quá dài (thân cây ngô, cành cây) nên được băm nhỏ thành đoạn 10 – 15 cm.

Bước 2 – Phối trộn nguyên liệu:

Phân chuồng được trải thành lớp có độ dày 15 – 20 cm; rắc chế phẩm BAC CS-1401 một lớp mỏng lên bề mặt lớp phụ phẩm; tưới nước lên đống nguyên liệu (đối với phân khô) để độ ẩm đạt khoảng 50 – 55%. Tiếp tục làm từng lớp như trên cho đến hết nguyên liệu.

Bước 3 – Đảo trộn đều khối nguyên liệu:

Đống nguyên liệu đảo trộn đều và có độ ẩm đạt 50 – 55% (có thể kiểm tra nhanh bằng dùng tay bóp nhẹ nắm nguyên liệu, thấy có ít nước rỉ qua kẽ tay). Nếu nguyên liệu khô, cần bổ sung thêm nước. Kiểm tra pH của hỗn hợp: Nếu pH hỗn hợp < 7 cần bổ sung vôi bột sao cho pH đạt ≥ 7 – 7,5. Nếu sử dụng ở qui mô công nghiệp: Sử dụng máy xúc, máy trộn để trộn đều nguyên liệu hữu cơ và nguyên liệu bổ sung.

Bước 4 – Ủ phân

Chuyển nguyên liệu đã được đảo trộn vào vị trí ủ. Chiều cao đống ủ cao từ 1,2 – 1,5 m, rộng 2,0 m và chiều dài phù hợp với vị trí ủ và lượng phân ủ. Lưu ý không nén chặt đống ủ. Che kín bề mặt đống ủ bằng bạt tối màu để đảm bảo nhiệt độ 40 – 50 độ C.

Kiểm tra luống ủ: Luống ủ được coi là đạt yêu cầu khi nhận thấy dấu hiệu hoạt động của vi sinh vật như tạo các lớp màu trắng đồng nhất dạng sợi ngắn trên bề mặt và dưới bề mặt 20 – 30 cm, nhiệt độ khối ủ cao hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 20 độ C trước khi đảo trộn lần 1.

Bước 5 – Đảo trộn:

Đảo trộn đống ủ sau 7 – 8 ngày và 15 – 17 ngày (tưới bổ sung thêm nước nếu đống ủ bị khô).

  • Sau khi ủ tầm 10 ngày, vi khuẩn và nấm đã phát triển nhân rộng và sinh nhiệt, nhiệt độ có thể đạt mức 50 – 60 độ C.
  • Bổ sung nước theo định kỳ 1 – 3 ngày/lần để đạt độ ẩm ban đầu, giúp tạo điều kiện tốt cho quần thể sinh vật có lợi có thể tiếp tục phát triển trong phân ủ.
  • Có thể khoét rỗng ruột bằng cách dùng cọc tre, chia đều khoảng cách xom thành lỗ .(từ 10 – 15 lỗ) cắm vào đống ủ để bổ sung nước.
  • Giở bạt ra để kiểm tra, trộn đều khối phân ủ 2 – 3 tuần/lần (không nén chặt) để có sự thông thoáng, phân bố đều nhiệt độ và độ ẩm.
  • Trong suốt thời gian ủ không nhất thiết phải bổ sung đạm.

Thời gian ủ tùy thuộc vào loại nguyên liệu hữu cơ (rơm rạ: 30 – 35 ngày, thân lá đậu: 35 – 40 ngày, thân lá ngô: 40 – 45 ngày, cỏ: 25 – 30 ngày). Nguyên liệu đạt độ hoai mục khi nhiệt độ của khối nguyên liệu sau khi ủ cao hơn nhiệt độ môi trường tối đa 5 độ C.

Kết thúc quá trình ủ phân

Sản phẩm được rỡ ra và đảo trộn, đánh đống và để nguyên 1 – 2 tuần với mục đích ổn định chất lượng trước khi đưa ra sử dụng. Bảo quản phân ủ hoai mục trong điều kiện nhiệt độ không khí bình thường, khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ sau khi ủ

  • Sau khoảng 1 – 2 tháng phân ủ không còn ẩm (tơi xốp) có thể đem đi bón ruộng vườn.
  • Rải đều lớp phân lên mặt ruộng ẩm ướt cày vùi
  • Xới trộn vào đất, rải đều quanh gốc cây theo tán lá, phủ rơm cỏ và tưới ẩm.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT FRESHLAB

Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

Hotline: 0939 557 155 – 0796 155 955 – 0931 791 133 – 0932 993 977

Email: info@freshlab.com.vn – sales@freshlab.com.vn

Fanpage: FRESHLAB – GIẢI PHÁP VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI