Xử lý nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản

Xử lý nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản

Ngành nuôi tôm công nghiệp đã và đã có những đóng góp to lớn vào nền kinh tế của nước nhà. Tuy nhiên, phần lớn là hình thức nuôi tôm nhỏ lẻ theo hộ gia đình, không có hệ thống xử lý nước thải, gây ra các hệ lụy về ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh tràn lan khó có thể kiểm soát được. Với các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp sẽ giúp người nuôi giải quyết được những vấn đề này.

Việc xử lý nguồn nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm, cá và năng suất thu hoạch.

Nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Nước ô nhiễm làm gia tăng nguồn bệnh cho thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, việc xử lý nguồn nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc. Có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững ngành thủy sản.

Lợi ích kinh tế từ nuôi tôm công nghiệp

Tôm được coi là một loại động vật có giá trị dinh dưỡng cao, chúng có chứa nhiều Protein, Vitamin, Photpho, Kali, Magie, một phần chất béo cần thiết cho cơ thể con người. Chính vì thế mà nhu cầu về tôm ngày càng tăng cao, các đầm nuôi tôm mọc lên như nấm tại Đồng Bằng Sông Cửu Long đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà. Trong năm 2018, sản lượng tôm xuất khẩu tôm đông lạnh đang chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp - ngành phát triển nhất hiện nay
Hình 1. Tôm thẻ

Tình trạng nguồn nước trong ngành nuôi trồng thủy sản

Trong hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu môi trường không xử lý tốt sẽ lập tức bị ô nhiễm. Nguyên nhân do lượng thức ăn dư thừa, xác chết và chất thải của các đối tượng nuôi… khiến nước có màu và mùi rất khó chịu. Đặc biệt, lượng oxy hòa tan trong nước bị giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ thủy sinh.

Xử lý nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản | Microbe-Lift AQUA C
Hình 2. Ao nuôi tôm

Hiện nay nuôi cá theo hình thức bán thâm canh và thâm canh đã và đang trở nên phổ biến. Mô hình này được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh áp dụng, giúp nâng cao năng suất nuôi, tăng sản lượng thu hoạch. Tuy nhiên, mặt trái của nó có ảnh hưởng lớn đến môi trường ao nuôi.

Do lượng thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ trong nước và nền đáy. Dưới tác động của vi sinh vật và các quá trình phân hủy tự nhiên, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat… hay các chất khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo. Vì vậy dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo trong ao.

Các phương pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp
Hình 3. Nước thải phát sinh sau quá trình nuôi thủy sản

Những ảnh hưởng của nước thải nuôi tôm công nghiệp

Việc xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp là việc cần thiết và cấp bách nhất hiện nay, bởi lẽ chúng đã và đang đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhất là các hộ nuôi nhỏ lẻ, các hộ nuôi tự xây đầm nhưng không có hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp chuyên biệt, khiến các chất thải hữu cơ, các loại thuốc bị xả thẳng ra nguồn nước gây ra ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng.

Lượng chất thải hữu cơ trong ao tôm có nguồn gốc từ các loại thức ăn dư thừa, phân tôm, các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh,… Nước thải ao nuôi tôm mang theo một lượng lớn các loại hợp chất Nitơ, photpho, các chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.

Bên cạnh đó, sự có mặt của các loại chất hữu cơ sẽ làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, đồng thời làm tăng BOD, COD, khí độc trong lưu vực tự nhiên.

Hành động xả nước thải ao nuôi tôm công nghiệp ra kênh rạch mà không được xử lý sẽ làm môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu việc xả thải diễn ra liên tiếp và liên tục sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển gây những rủi ro ngoài ý muốn cho ngành công nghiệp nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh.

Biện pháp khắc phục

Để tăng hiệu quả xử lý, tăng mật độ vi sinh, chúng ta nên bổ sung chế phẩm vi sinh. Sản phẩm vi sinh BAC LIQUI-1008 là giúp làm sạch ao nuôi trong nuôi trồng thủy sản. WWT chứa quần thể vi sinh được nuôi cấy dạng lỏng. Với khả năng hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường.

VI SINH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Hình 4. Vi sinh xử lý nước thải – BAC LIQUI-1008

Tác dụng của vi sinh BAC LIQUI-1008

  • Phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm cá.
  • Tạo môi trường tốt và giữ cân bằng sinh thái cho ao nuôi.
  • Tạo môi trường lành mạnh cho ao hoặc mương. Thúc đẩy sự tăng trưởng của cá nhanh hơn
  • Giảm mùi H2S, amonia và các khí độc hại trong nước. Hỗ trợ tôm cá phát triển nhanh và chất lượng thịt tốt hơn.
  • Giảm chất thải hữu cơ và hạn chế hình thành lớp bùn đáy.
  • Giảm tần suất nạo vét đáy ao.
  • Tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ chết của tôm cá.
  • Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), tiết kiệm chi phí thức ăn.
  • Cho phép thả với mật độ cao hơn, tăng sản lượng thu hoạch.
  • Hiệu quả trong khoảng pH rộng.
  • Duy trì hoạt động sinh học trong nhiệt độ nước dưới 400

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT VĨNH TÂM

Địa chỉ: Số A12/85 Đường 1A, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. HCM

VPGD: 240 Võ Văn Hát, Phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Hotline: 0907 771 622 – 0796 155 955 – 0789 377 177 – 0931 791 133

Email: sales.vinhtam@gmail.com

Fanpage: Vĩnh Tâm – Cung cấp giải pháp xử lý môi trường

Youtube: BIOFIX VIỆT NAM

fapjunk